Lượt xem: 1059
Huyện Châu Thành phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch ở địa phương
Huyện Châu Thành là một trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh, có vị trí quan trọng nhiều mặt, có quốc lộ 1A đi qua và nhiều lộ giao thông liên tỉnh, liên huyện rất thuận tiện đi lại. Huyện còn là cửa ngỏ để vào trung tâm thành phố Sóc Trăng. 

Công trình nhà sàn tại Khu Văn hóa tín người Giếng tiên Thảo Linh.

         Huyện có 8 đơn vị hành chính, với 25.353 hộ dân cùng với 95.582 người, chiếm 7,92% dân số trung bình của tỉnh gồm cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cư ngụ từ lâu đời, người Kinh chiếm 47,87% dân số toàn huyện, người Khmer chiếm 48,58%, người Hoa chiếm 3,47%, còn lại dân tộc khác chiếm 0,05%  cùng với nhiều ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng của cộng đồng các dân tộc, lễ hội diễn ra trong năm, nên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng, lễ hội và làng nghề, du lịch cộng đồng, buôn bán các đặc sản địa phương cho du khách … với những làng nghề nổi tiếng như:  làng nghề bánh pía, đâm cốm dẹp, đan đát, vẽ tranh trên kiếng,  những làng nghề đã hình thành nên một nét văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho các địa phương.

         Trong năm 2018, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân huyện với sự phối hợp của các cấp, các ngành, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn đã đạt được một số kết quả quan trọng về nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đặc biệt là tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch, cùng với lợi thế tự nhiên về địa hình, đất đai, giao thông, tạo cho Châu Thành tiềm năng, thế mạnh phát triển về tiềm năng du lịch rất đa dạng và độc đáo, kết hợp với văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa, làng nghề thủ công truyền thống với nhiều lễ hội tôn giáo truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc diễn ra định kỳ và hàng năm, theo thống kê trên địa bàn huyện có 21 cơ sở thờ tự tôn giáo được công nhận gồm có 9 chùa Khmer (Nam tông); 9 Chùa người Kinh (Bắc tông); 1 nhà nguyện; 1 Nhà thờ công giáo; 1 Thánh tịnh Ngọc Bửu Đài, 1 điểm du lịch, 1 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Bốn Mặt, các điểm dừng chân tham quan mua sắm các cơ sở sản xuất bánh pía, lạp xưởng, làng nghề đan đát, làm cốm dẹp, vẽ tranh trên kiếng ở xã Phú Tân, An Hiệp… cùng với nhiều công trình, kiến trúc đình, chùa Khmer có giá trị về lịch sử văn hóa, khoa học đã góp phần phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống, các lễ hội được khôi phục.

         Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch được quan tâm, đã triển khai kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cho các xã, thị trấn và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện, thường xuyên có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời các hoạt động du lịch nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng đi vào nề nếp, động viên kịp thời những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt các quy định của nhà nước về kinh doanh du lịch, đặc biệt là công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện luôn được chú trọng, chuẩn bị trước, trong và sau lễ hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, đeo bám và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cướp giật, ăn xin, mua bán lấn chiếm lòng, lề đường. Bên cạnh đó huyện Châu Thành còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua quảng bá các điểm du lịch, các điểm chùa trên địa bàn bằng nhiều hình thức như đăng trên Cổng thông tin điện tử huyện, các hình thức cổ động trực quan và tuyên truyền trên Đài truyền thanh huyện để thu hút du khách đến ngày càng tăng lên. Phối hợp với Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh khảo sát các tuyến du lịch trọng điểm An Hiệp - Phú Tân, tranh thủ đưa đi đào tạo các lớp cho hướng dẫn viên tại chỗ ở các điểm du lịch, nhằm trang bị các kỹ năng cơ bản về hướng dẫn, giao tiếp với khách du lịch, tổ chức quảng bá các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa thông tin để thu hút du khách du lịch đến Châu Thành.

         Vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 1023/QĐ-UBND, ngày 03/5/2018 về việc chấp thuận cho Công ty TNHH Văn hóa du lịch Giếng tiên Thảo Linh đầu tư Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng, với 03 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Xây dựng cơ bản từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2021; vận hành cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2021. Gồm các hạng mục: Phục dựng Giếng Tiên, khu phục dựng nhà truyền thống;  Giai đoạn 2: Xây dựng cơ bản từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022; vận hành cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2022. Gồm các hạng mục: Khu vực tổ chức lễ hội truyền thống, khu phục dựng tượng truyền thống, khu trò chơi dân gian, khu ăn uống, bãi giữ xe, khu trồng cây; Giai đoạn 3: Xây dựng cơ bản từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023; vận hành cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2023. Gồm các hạng mục: Bảo tàng trưng bày hiện vật, khu phục dựng ghe Ngo, ghe Cà Hâu.

         Hiện nay, đã hoàn tất việc hỗ trợ bồi hoàn giải phóng mặt bằng trên tổng diện tích 9,9ha, trong tương lai không xa, sau khi các hạng mục dự án Khu Văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên được hình thành và đưa vào hoạt động, ước tính sẽ thu hút khoảng 600.000 – 800.000 lượt khách tham quan mỗi năm. Khu Văn hóa này sẽ gắn với các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, kết nối với các điểm mua sắm, dừng chân trên địa bàn các xã An Hiệp, Phú Tân và Phú Tâm, làm điểm nhấn triển khai hoạt động du lịch thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm ngưỡng. Đây là một tín hiệu lạc quan cho du lịch huyện Châu Thành phát triển trong tương lai.

         Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, sự đồng thuận của doanh nghiệp và người dân, tin rằng du lịch Châu Thành sớm có hành động, chiến lược cụ thể để khai thác tốt tiềm năng hiện có, đưa ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện nay, huyện Châu Thành đã và đang khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có và các yếu tố văn hóa, tâm linh để thu hút khách. Do đó, huyện Châu Thành đặc biệt coi trọng công tác mời gọi đầu tư để cùng khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch. Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư chung của tỉnh, huyện Châu Thành còn có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư riêng cho các nhà đầu tư khi triển khai các dự án đầu tư du lịch, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, điểm đầu tư đáng tin cậy cho doanh nghiệp, nhà đầu tư là một trong những ưu tiên hàng đầu, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, các nhà đầu tư, doanh nghiệp mỗi khi đến với Sóc Trăng./.

Quốc Cường
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 813
  • Trong tuần: 3 135
  • Trong tháng: 813
  • Tất cả: 2181154
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.